Tôi cá hết mức rằng nếu bạn là một chủ công ty nhỏ hoạt động một phần hay toàn phần qua internet, bạn thường được gọi là thương nhân. Thậm chí là là thương nhân doanh nghiệp nhỏ. Vậy cách điều hành công ty nhỏ như một thương nhân sẽ như thế nào?
Thực ra, tôi sẽ tiến thêm một bước nữa, và nói rằng bạn có lẽ đã gọi chính mình là thương nhân nhiều hơn một lần.
Sự bối rối liên quan đến những thuật ngữ này (công ty nhỏ và thương nhân) bắt đầu từ sự ra đời của internet và đợt bùng nổ kéo theo của các doanh nghiệp trực tuyến, theo một cách nào đó, những doanh nghiệp này dễ cất cánh hơn các doanh nghiệp truyền thống mang tính địa phương.
Điều này xóa mờ ranh giới giữa 2 loại công ty này.
Internet mang lại những mô hình doanh nghiệp mới, tạo ra các tình huống mới cho các doanh nghiệp truyền thống, và thúc đẩy các mô hình doanh nghiệp, chiến lược, giờ làm việc mới, và môi trường làm việc (từ xa) giờ đã thay thế cho thứ chúng ta từng gọi là “kinh doanh chặt chẽ.”
Mặc dù nhiều người có xu hướng dùng thuật ngữ “doanh nhân” như một thuật ngữ nền cho cả chủ doanh nghiệp nhỏ và doanh nhân, những thuật ngữ này không thực sự như nhau, và mỗi lối tiếp cận cần những bộ kỹ năng, tài năng và hoạt động thường ngày khác nhau.
Mặc dù hai thuật ngữ không hoàn toàn tách biệt hay không liên quan tới nhau, vẫn có nhiều điều có thể học hỏi bằng cách so sánh hai lối tiếp cận khác biệt về kinh doanh này.
Là một chủ doanh nghiệp nhỏ, bạn có thể học hỏi rất nhiều từ các doanh nhân và cải thiện công ty của mình bằng cách áp dụng vài chiến thuật và chiến lược từ sách luật chơi của doanh nhân. Trong bài hướng dẫn này, hãy khám phá xem làm thế nào để bạn có thể điều hành doanh nghiệp nhỏ của mình như một liên doanh thực thụ.
Các bài hướng dẫn kinh doanh liên quan
Đầu tiên hãy xem qua các tài liệu về doanh nghiệp nhỏ liên quan ở đây, trên Evato Tuts+. Về sự khác biệt giữa doanh nhân và freelancer, hãy xem bài dưới đây.
Về định nghĩa một doanh nghiệp nhỏ và hướng dẫn làm thế nào để điều hành một doanh nghiệp nhỏ khỏe mạnh, hãy xem qua các link sau:
Trước khi chuyển sang phần tìm hiểu làm thế nào để điều hành một doanh nghiệp nhỏ như một liên doanh thành công, đầu tiên hãy tìm ra các điểm khác biệt giữa một chủ doanh nghiệp và một doanh nhân, và xem qua nhiều cách mà 2 người này tiếp cận việc làm ăn theo truyền thống.
Doanh nhân so với chủ doanh nghiệp: điểm khác biệt là gì?
1. Thiết lập
Trước khi chuyện gọi bất kỳ ai theo đuổi chuyện kinh doanh (đặc biệt là kinh doanh trực tuyến) là doanh nhân trở nên thời thượng, chúng ta có thể dễ dàng chỉ ra sự khác biệt chủ yếu giữa doanh nhân và chủ doanh nghiệp: chủ doanh nghiệp, như cái tên, sở hữu doanh nghiệp riêng của họ (thường là cả đời), trong khi doanh nhân thành lập doanh nghiệp với ý định bán chúng, chỉ nắm giữ chúng trong một thời gian ngắn.
Doanh nhân theo truyền thống cấp vốn cho doanh nghiệp của họ không phải với tiền túi bản thân, như hầu hết các chủ doanh nghiệp làm (thậm chí nếu số tiền đó được vay từ ngân hàng dưới tên họ), nhưng bằng cách dùng vốn liên doanh gọi từ các nhà đầu tư hứng thú với ý tưởng kinh doanh mà doanh nhân tạo ra.
Tìm hiểu thêm về cách gọi vốn cho doanh nghiệp nhỏ của bạn:
2. Rủi ro và tài chính
Cả doanh nhân và chủ doanh nghiệp tại thời điểm nào đó đều phải chịu rủi ro tài chính để phát triển doanh nghiệp của họ, nhưng các chủ doanh nghiệp truyền thống thường có xu hướng tỏ ra miễn cưỡng hơn khi phải chịu các rủi ro lớn.
Chủ doanh nghiệp nhỏ khởi đầu doanh nghiệp của họ rất nhỏ và phát triển chúng khi cần qua quá trình hoạt động từ từ. Điều đó là vì mục tiêu cuối cùng của chủ doanh nghiệp là tạo ra một doanh nghiệp đủ lợi nhuận để cung cấp cho cuộc sống của chính mình, và đủ ổn định để nuôi anh ta cả đời.
Liên doanh, ngược lại, thành lập những công ty lớn để khởi đầu và tìm cách để phát triển chúng nhanh chóng bằng cách chọn rủi ro lớn hơn. Vì mục tiêu cuối cùng của doanh nhân là bán công ty càng nhanh càng tốt ở định giá càng cao càng tốt. Và điều đó nghĩa là phát triển doanh nghiệp lớn với tiềm năng lợi nhuận cao để hấp dẫn người mua tiềm năng.Advertisement
3. Quy trình tuyển dụng
Một liên doanh tuyển dụng theo chiến lược và nhanh chóng để lấp đầy các vị trí chủ chốt trong công ty của họ. Quy trình tuyển dụng liên doanh tìm kiếm cách để công ty hoạt động trơn tru và hiệu quả mà không có bàn tay – hay sự can thiệp của chủ sở hữu ở bất kỳ cấp độ nào.
Một chủ doanh nghiệp, ngược lại, có quan điểm khác về tuyển dụng nhân sự, thường chậm rãi hơn trong việc thuê người mới. Hầu hết các chủ doanh nghiệp có xu hướng là chuyên gia chủ chốt trong ngành kinh doanh của họ, xây dựng các vị trí chung quanh nhu cầu và nhược điểm của họ. Vì vậy, các doanh nghiệp truyền thống không thể hoạt động nếu chủ doanh nghiệp vắng mặt quá lâu.
4. Kiểm toán thị trường
Vì doanh nhân thành lập công ty đặc biệt để lấp đầy nhu cầu họ đã định vị được trên thị trường (và không nhất thiết phải từ đam mê họ có cho một sản phẩm hay lý tưởng nào đó), họ học cách để đánh giá thị trường và nhu cầu của nó ở một chu kỳ thường xuyên. Nếu thứ họ đang làm có vẻ không phù hợp với thị trường, họ nhanh chóng xoay trục và điều chỉnh ý tưởng để lấp đầy khoảng trống.
Chủ doanh nghiệp, ngược lại, thường đi vào các vùng kinh doanh hấp dẫn họ hoặc họ nghĩ là có lợi nhuận. Điều này nghĩa là sau cuộc nghiên cứu thị trường ban đầu và lên kế hoạch kinh doanh của họ, họ thường không theo dõi cách thị trường chuyển biến và thay đổi quanh họ. Chủ doanh nghiệp có xu hướng đi theo một kế hoạch kinh doanh cụ thể với độ lệch và độ điều chỉnh không cao suốt cả quãng đường.
5. Thành công và thất bại
Chẳng ai thích thất bại. Nhưng cứ hỏi bất kỳ ai đã thành công về bất cứ thứ gì trong đời, và anh ta hay cô ta thường sẽ chỉ vào những thất bại như nơi học hỏi cho thành công. Điều khác biệt giữa doanh nhân và chủ doanh nghiệp là thứ họ định nghĩa như thất bại hay thành công.
Với doanh nhân, thành công nghĩa là xây dựng một công ty dễ bán được cho ai đó với lợi nhuận cao. Một công ty không sinh lợi nhiều, thậm chí nếu tương đối lợi nhuận, có thể được tính như thất bại và bị giải thể toàn bộ mà không cần suy nghĩ nhiều với một doanh nhân.
Với chủ doanh nghiệp, trò chơi khác hơn nhiều. Một công ty có lợi nhuận và ổn định, thậm chí nếu không sinh lợi điên cuồng, là tấm vé vàng đến thành công cho một chủ doanh nghiệp nhỏ. Ngược lại, một công ty sinh lợi nhưng có thể chết trong vòng vài năm (tại đời điểm mà một doanh nhân có thể đã bán nó mất tiêu) có thể hút đi toàn bộ khoản tiết kiệm cả đời và chấm dứt sự nghiệp kinh doanh của một chủ doanh nghiệp.Advertisement
Chủ doanh nghiệp nhỏ có thể học gì từ doanh nhân
Như bạn đã thấy, làm một chủ doanh nghiệp nhỏ khác hoàn toàn với việc làm một doanh nhân, và sự khác biệt còn sâu sắc hơn chỉ là mặt thuật ngữ. Mọi thứ từ mục tiêu tới kế hoạch và nguyện vọng của 2 loại doanh nghiệp này, về mặt chuyên môn, chỉ về 2 hướng hoàn toàn khác biệt.
Nhưng không có nghĩa là một bên không thể học hỏi hay hưởng lợi từ phía còn lại. Thực ra, có vài điều bạn có thể học từ cách thực hành, chiến lược, và tư duy của một doanh nhân để giúp cải thiện doanh nghiệp nhỏ của mình nhanh chóng và hiệu quả.
Cùng tìm hiểu nhé!
1. Làm việc với doanh nghiệp của riêng bạn
Người ta thường nói doanh nhân làm việc trên công ty của họ, trong khi chủ doanh nghiệp làm việc trong công ty của họ. Và điều đó có thể đúng.
Sự khác biệt nổi lên từ những thiết lập khác nhau của 2 chuyên môn khi đưa vào kinh doanh như đã đề cập phía trên. Nhưng nếu bạn liên tục làm việc trong công ty của bạn, bạn sẽ không bao giờ có thể làm việc trên công ty của bạn để phát triển hay cải thiện nó.
Vậy làm thế nào bạn có thể nhờ ai đó làm việc trên công ty của bạn? Bằng cách thuê đúng người chia sẻ một chút trách nhiệm với bạn, và giải phóng khoản thời gian quý giá để bạn lùi khỏi các nhiệm vụ và vận hành thường ngày để nhìn thấy bức tranh lớn hơn về công ty. Hãy tìm hiểu cách để làm điều đó ở đây:
2. Tuyển dụng để tăng trưởng, không chỉ vì nhu cầu
Mâu thuẫn hơn với các rủi ro tài chính, chủ doanh nghiệp chậm chạp hơn trong việc thuê mưới nhân viên mới cho công ty. Điều mà tự bản thân nó không có gì là xấu hay tốt.
Nhưng thường các chủ doanh nghiệp sẽ trì hoãn việc thuê mướn quá lâu và chỉ mang vài người mới vào khi ai đó trong công ty không thể chịu nổi lượng công việc nữa. Điều này có thể làm tổn thương công ty của bạn, không chỉ vì nó làm giảm tinh thần của những nhân viên làm việc quá sức, mà vì nó không chừa chút khoảng không nào cho các cơ hội tăng trưởng.
Không phải nhân viên mới nào cũng có thể nhảy vào nhận một đống trì hoãn. Khi các doanh nhân thuê người, họ chọn các chuyên gia đúng ngành để ôm vấn đề về chính họ (hơn là chờ được chỉ đạo) và giúp phát triển doanh nghiệp của họ nhanh chóng hơn.
Sẽ rất thông minh nếu bạn đi theo chính sách tương tự cho những vị trí chủ chốt trong công ty mình. Đừng chỉ tìm kiếm thuê những vị trí bạn đã sa thải, nhưng hãy tìm kiếm những người có thể giúp bạn cải thiện cấu trúc chung.
3. Luôn chú ý thị trường
Doanh nghiệp nhỏ của bạn chuyên cung cấp một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể cho một mạng lưới khách hàng có nhu cầu theo kế hoạch kinh doanh của bạn. Điều đó thật tuyệt.
Nhưng nó không có nghĩa là bạn nên nhắm mắt làm ngơ những nhu cầu liên tục thay đổi và sự xoay chuyển hàng ngày của thị trường. Doanh nhân liên tục quan sát tìm kiếm cơ hội mới trên thị trường, và mặc dù bạn không cần phải theo đuổi sự đột phá với độ quyết tâm tương đương, bạn nên để mắt đến chúng gần hơn chút.
Trường hợp tiêu biểu: Blockbuster. Vượt xa một doanh nghiệp nhỏ, gã khổng lồ phim cho thuê đã phải đóng cửa vì nó từ chối chấp nhận và nhận biết sự xoay chuyển lớn đang diễn ra trong ngành phim cho thuê. Giữ chặt vũ khí (và các đĩa DVD của mình) quá lâu, họ đánh mất toàn bộ công việc kinh doanh của mình cho những nhà cung cấp phim trực tuyến rất vui vẻ thay thế vị trí của họ.
Và điều đó nói lên rằng bất kể một công ty lớn đến mức nào, nó không thể chống lại sự thay đổi của thị trường khi từ chối thay đổi theo. Vì vậy hãy theo dõi chặt chẽ thị trường và kiểm toán các cung cấp của bạn thường xuyên: liệu công ty của bạn có còn hợp thời với thị trường không?
4. Liên tục học hỏi
Vì doanh nhân xây dựng các doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu thị trường, họ thường khởi đầu doanh nghiệp trong những ngành họ biết rất ít. Nhưng họ không giữ sự ngu dốt đó lâu; họ tự giáo dục mình về những chủ đề và học mọi thứ có thể về ngành nghề để doanh nghiệp của họ thành công.
Các chủ doanh nghiệp nhỏ có xu hướng đã biết nhiều về ngành nghề họ đang làm, hoặc đã học rất nhiều về nó trong những năm đầu điều hành công ty. Và sau đó họ ngừng. Không phải vì lười biếng, mà vì cảm giác an toàn họ có được khi biết rõ ngành nghề của mình.
Tự tin về nghành nghề của mình là tốt, nhưng đừng để nó phát triển thành tính kiêu ngạo kiểu tôi-biết-hết khiến bạn ngừng việc học hỏi và phát triển liên tục. Lần cuối cùng bạn học thứ gì đó mới về ngành của mình hay đầu tư vào việc phát triển chuyên môn là khi nào? Nếu câu trả lời là “đã lâu rồi”, thì đến lúc để hành động rồi đó.
Hãy tìm một khóa học trực tuyến, một buổi đào tạo, hay các hội thảo địa phương bạn có thể tham dự và đăng ký ngay hôm nay. Hãy cố học thứ gì đó mới mỗi quý để giữ mình luôn phát triển như một chuyên gia và giữ cho doanh nghiệp của mình phát triển nữa.
5. Phát triển mạng lưới của bạn
Doanh nhân thích kết nối. Thực ra, họ thường tham gia các sự kiện và hội thảo chỉ để kết nối. Gặp gỡ những con người mới nghĩa là học hỏi hay tạo ra các cơ hội mới. Và một người không bao giờ biết nhà đầu tư tiếp theo hay doanh nghiệp liên doanh tiếp theo có thể đến từ đâu.
Chủ doanh nghiệp hưởng lợi rất nhiều trong việc kết nối và tạo thêm nhiều mối liên kết. Khi bạn tham dự một sự kiện hay hội thảo, bạn có thể gặp gỡ vài người trong một lĩnh vực liên quan có một ý tưởng về quan hệ đối tác, bạn có thể gặp một chuyên gia có thể giúp mình phát triển doanh nghiệp, hay bạn thậm chí có thể gặp những người giới thiệu thêm khách hàng cho công ty của bạn.
Kết nối không phải lúc nào cũng cần có một mục tiêu cuối cùng cụ thể, như việc bạn chẳng bao giờ biết mình sẽ gặp ai tiếp theo. Nhưng phát triển mạng lưới các liên hệ chuyên gia luôn có thể mang đến ích lợi cho công ty của bạn. Hãy tìm hiểu thêm về việc kết nối cho các doanh nghiệp nhỏ:
6. Bắt kịp công nghệ
Công nghệ thay đổi hàng ngày. Và doanh nhân đóng một vai trò quan trọng trong những phát triển này khi họ thường là người đứng sau các doanh nghiệp cổ vũ cho các đột phá này.
Với chủ doanh nghiệp, việc bắt kịp mọi ứng dụng, nền tảng, hay công cụ mới trên thị trường đã không còn khả thi. Nhưng ít ra bạn nên để mắt tới những phát minh công nghệ mới trong lĩnh vực của mình và cách mà chúng có thể giúp bạn điều hành doanh nghiệp.
Dù là một phần mềm kế toán mới, các ứng dụng hiệu năng, công cụ giao tiếp nhóm, hay thứ gì đó chuyên dụng hơn trong ngành của bạn, hãy đảm bảo tiến hành các cuộc khảo sát hàng tháng về các đột phá công nghệ để giữ mình bắt kịp chúng. Đây là vài ứng dụng hữu ích để cân nhắc:
Và đừng chạy loanh quanh chỉ để thỏa lòng tìm kiếm. Hãy thực hiện. Khi bạn thấy thứ gì đó mới có thể giúp ích cho doanh nghiệp của mình, đưa nó vào sử dụng ngay.
Trở lại với ví dụ phía trên, để tôi lặp lại lần nữa nhé: Blockbuster. Gã siêu cường này ngã xuống vì nó không bắt kịp với những phát minh công nghệ tiên tiến đang diễn ra trong ngành công nghiệp xem phim tại nhà.
7. Đối mặt với thất bại
Doanh nhân chẳng những có khẩu vị lớn hơn về rủi ro so với chủ doanh nghiệp, mà họ còn có thể nhấm nuốt thất bại tốt hơn. Các doanh nhân thành đạt có thể phải thấy tận mắt hai, ba, bốn (hoặc nhiều hơn) liên doanh sụp đổ ngay trước mắt trước khi xây dựng nên đế chế hoàng kim mà họ bán với lợi nhuận siêu khủng. Nhưng điều đó chẳng bao giờ cản được họ hướng tới mục tiêu.
Chủ doanh nghiệp có xu hướng sợ thất bại hơn và hành động bảo thủ hơn khi đưa ra các quyết định kinh doanh. Và điều đó rất tuyệt – chừng nào nó còn chưa ngăn bạn phát triển công ty chỉ đơn giản vì bạn sợ thất bại.
Thường thì, các thất bại thực sự không phải thứ đánh sụp các doanh nghiệp, mà chính sự thất vọng và mất tinh thần của chủ doanh nghiệp cảm thấy về hậu quả của nó. Thất vọng và mất tinh thần có thể ngăn bạn chấp nhận nhiều rủi ro hơn vì sự sợ hãi.
Sẽ tốt hơn nếu chấp nhận sớm rằng để đạt được thứ gì đó tốt hơn, to lớn hơn điều bạn đang có, bạn phải học vài điều mới với một vài lần thất bại. Hãy hít thở sâu và dám thử thậm chí nếu bạn thất bại. Hãy nhớ rằng thành công đến từ chính thất bại.
8. Chịu rủi ro có tính toán
Thứ đi đôi khăng khít với học hỏi là nhìn vào thất bại với gương mặt ngay thẳng. Để thất bại trong điều gì đó đầu tiên bạn phải dám thử. Và thử thứ gì đó mới có vẻ (và thực sự) rủi ro trong việc kinh doanh.
Là một chủ doanh nghiệp, bạn sẽ không muốn chịu nhiều rủi ro như doanh nhân, nhưng nếu bạn muốn công ty mình phát triển, bạn sẽ phải học cách chịu đựng vài rủi ro có tính toán và được suy xét thấu đáo. Vì chính rủi ro là thứ mang lại phần thưởng.
9. Hãy hành động như thể bạn sẽ bán công ty
Chủ doanh nghiệp hiếm khi nghĩ đến việc bán công ty của mình. Họ ở trong một trò chơi dài hơi để điều hành một công ty chứ không phải trò chơi liên doanh ngắn hạn, thành lập công ty để bán chúng đi.
Nhưng suy nghĩ như một doanh nhân mọi lúc kể từ bây giờ và nhìn vào công ty của mình như thể sắp bán nó, có thể cho bạn một góc nhìn khác giúp cải thiện công ty.
Quy trình của bạn có hiệu quả không? Tất cả các quy trình có rõ ràng và dễ hiểu? Nếu một người mua tiềm năng đếm xem công ty của bạn hôm nay, liệu cấu trúc và chức năng của nó có hấp dẫn chưa? Làm thế nào để thiết lập và đong đếm thành công?
Nhìn vào công ty bạn theo cách một người ngoài sẽ định giá nó, giúp bạn cải thiện cấu trúc tổng thể của công ty và quét sạch các quy trình thiếu hiệu quả có thể công ty bạn đang có.
Làm thế nào để hành động giống một doanh nhân hơn trong doanh nghiệp nhỏ của bạn?
Làm một doanh nhân rất khác với việc làm một chủ doanh nghiệp, và mỗi vai trò yêu cầu một bộ kỹ năng hay tài năng khác nhau. Nhưng điều đó không có nghĩa là một người làm ăn không thể học hỏi từ một người khác.
Là một chủ doanh nghiệp nhỏ, bạn không muốn điều hành công ty chính xác theo cách của một doanh nhân. Nhưng công ty của bạn có thể hưởng lợi to lớn nếu bạn copy một vài bước đi từ sách hướng dẫn doanh nhân để áp dụng vào công ty mình. Học thêm về các chiến lược để trở thành một chủ doanh nghiệp nhỏ thành công:
Tham khảo một số bài viết liên quan:
Cách nói lời cảm ơn tới nhân viên của bạn
Tiếp thị kỹ thuật số vào năm 2021