“Hãy làm theo niềm đam mê của bạn!”
Đây là một lời khuyên phổ biến mà các cố vấn nghề nghiệp và những người kinh doanh tự thân hãy dùng. Nhưng làm thế nào để bạn có thể thực sự theo đuổi đam mê? Nếu bạn may mắn có niềm đam mê để theo đuổi, thì mô hình kinh doanh là khá rõ ràng. Nhưng nếu đam mê của bạn là điều gì đó khó kiếm ra tiền, như:
- nghệ thuật
- viết lách
- chế tác gỗ
- âm nhạc
Trong trường hợp đó, bạn khó có thể tạo ra một công việc kinh doanh từ đam mê của mình. Nhưng như vậy không có nghĩa là không thể. Mọi người vẫn kiếm được tiền từ những công việc đó. Bạn chỉ cần làm một số việc để xác định thị trường mà bạn có thể phục vụ và tạo ra lợi nhuận. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp nhỏ của bạn tạo ra lợi nhuận đó là một học khó,
Trong hướng dẫn này, bạn sẽ học cách để làm điều đó. Chúng ta sẽ bắt đầu bằng cách xem xét xem niềm đam mê có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh kinh doanh hiện tại, tại sao nó lại quan trọng, và làm cách nào bạn có thể xác định được điều đó nếu bạn vẫn chưa chắc chắn. Sau đó, chúng ta sẽ đi vào từng chi tiết nhỏ để biến niềm đam mê đó thành một mô hình kinh doanh khả thi.
1. Đam mê là gì?
Bạn nghe thấy từ “niềm đam mê” rất nhiều, nhưng nó thực sự có ý nghĩa gì trong bối cảnh kinh doanh hiện nay?
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn say mê cái gì đó không dễ dàng để tạo ra lợi nhuận? Hoặc mặt khác, nếu bạn đang ở trong một ngành công nghiệp mà lòng đam mê khó có thể xuất hiện, ví dụ như sản xuất một số thành phần nhỏ trong quy trình công nghiệp thì sao?
Định nghĩa niềm đam mê
Một số nhầm lẫn xung quanh khái niệm niềm đam mê đến từ việc có quá nhiều định nghĩa về nó. Trong từ điển của tôi, định nghĩa đầu tiên của “niềm đam mê” là:
Cảm xúc mạnh mẽ và khó kiểm soát được
Đó không phải là những gì chúng ta đang đề cập đến. Từ điển sẽ tiếp tục nói về sự lãng mạn, và đó chắc chắn không phải là điều chúng ta đang nói đến ở đây.
Loại đam mê mà chúng ta đang nói đến trong kinh doanh nằm trong định nghĩa tiếp theo:
Một điều làm nảy sinh sự nhiệt tình tuyệt vời
Đó là những gì bạn đang tìm kiếm: một điều khiến bạn cảm thấy có nhiệt huyết.
Đam mê các lĩnh vực khác nhau của doanh nghiệp
Lưu ý rằng doanh nghiệp hoặc sản phẩm của bạn không nhất thiết phải là thứ bạn yêu thích – mặc dù chúng có ích. Ở đây chỉ đơn giản là bạn có thể là nhìn thấy một cơ hội để làm điều gì đó và có được nhiệt tình cũng như quyết tâm để làm thật tốt.
Ví dụ, Richard Branson nói về việc tung ra Virgin Money như sau:
“Đội ngũ của chúng tôi đã nhìn thấy cơ hội tuyệt vời để cải tiến dịch vụ khách hàng trong ngân hàng. Tuy tôi không say mê về ngân hàng, nhưng dịch vụ khách hàng lại là điều tôi quan tâm.”
Vì vậy, niềm đam mê của bạn có thể là một phần của ngành nghề kinh doanh hoặc một phương cách cụ thể để kinh doanh, không nhất thiết phải là tạo ra chính sản phẩm của ngành nghề kinh doanh đó.
2. Tại sao đam mê lại quan trọng?
Vậy tại sao thuật ngữ “niềm đam mê” lại xuất hiện nhiều trong tư vấn kinh doanh? Không phải chỉ là để tìm một ý tưởng kinh doanh tốt.
Vâng, có thể là thế này. Bạn có thể tạo ra một công việc kinh doanh trong một lĩnh vực mà bạn không thực sự quan tâm, và thành công bằng cách làm việc chăm chỉ cùng với sức mạnh của ý chí. Nhưng đam mê những gì bạn làm sẽ làm sẽ khiến cho việc đó dễ dàng hơn nhiều. Đây là lý do tại sao:Advertisement
Duy trì một công việc kinh doanh nhỏ là việc khá khó khăn
Nếu bạn muốn sống một cuộc sống dễ dàng, thì đừng khởi nghiệp bằng công việc kinh doanh nhỏ.
Tất nhiên là có thể bạn sẽ rất thành công, bán doanh nghiệp của bạn được một vài tỷ, và có thể nghỉ hưu ở Monte Carlo. Nhưng điều này không hay xảy ra cho lắm.
Có nhiều khả năng là, đặc biệt là trong những ngày đầu, bạn sẽ thiếu tiền, đầu tư toàn bộ thời gian cho công việc, lo lắng về nó trong lúc ngủ, và sự cân bằng cuộc sống – công việc mà luôn bị nghiêng về phía công việc.
Và một trong số những thứ khác có thể bạn cần phải làm là:
- huy động tiền
- thiết kế sản phẩm
- nghiên cứu thị trường
- tạo ra một thương hiệu
- tạo một trang web
- thiết kế trang web
- khắc phục sự cố trang web
- thiết kế lại trang web
- quảng cáo
- làm công việc kế toán nhàm chán
- xử lý các công việc hành chính
- và nhiều công việc khác nữa
Hãy thử làm tất cả những điều đó mà không cảm thấy đam mê về những gì bạn đang làm xem, và xem bạn có thể cố gắng được bao lâu. Hầu hết các doanh nhân thành công đều đã trải qua những giai đoạn khó khăn như vậy, những lần khi không có gì để làm và sự thành công dường như luôn luôn nằm ngoài tầm với. Sự đam mê có thể giúp bạn tiếp tục trong khi những người khác thì bỏ cuộc.
Sự cần thiết phải truyền cảm hứng cho người khác
Thành công trong kinh doanh không chỉ là động lực cho bản thân bạn: bạn cũng cần phải động viên và truyền cảm hứng cho người khác nữa.
Khi doanh nghiệp của bạn phát triển và bạn thuê nhân viên đầu tiên của mình, bạn sẽ cần phải truyền cảm hứng cho họ với niềm đam mê và tầm nhìn của bạn về công việc kinh doanh. Và khi bạn giao dịch với tất cả mọi người từ khách hàng đến nhà cung cấp, niềm đam mê đối với những gì bạn đang làm cần phải thể hiện rõ.
Nếu bạn vẫn còn nghi ngờ về tầm quan trọng của việc này, thì hãy xem bài phát biểu của một doanh nhân thành công nào đó, ví dụ như các bài thuyết trình của Apple soạn bởi Steve Jobs, hoặc hầu như bất kỳ bài nói chuyện nào của chương trình TED.
Điều bạn sẽ nhận thấy ngay lập tức là những người này rất đam mê những gì họ làm. Họ tin vào nó 100%. Họ nghĩ rằng điều đó vô cùng quan trọng, và họ muốn thuyết phục bạn tin điều đó.
Thật khó để làm giả loại đam mê đó. Nếu bạn muốn thành công trong một thị trường cạnh tranh, bạn sẽ cần phải là một nhà truyền giáo cho doanh nghiệp của bạn. Bạn không thể mong đợi người khác tin vào tầm quan trọng của ý tưởng của bạn nếu bạn không tin vào chính nó.
Nói tóm lại, niềm đam mê không chỉ giúp bạn vượt qua giai đoạn khó khăn mà còn có thể thuyết phục người khác tham gia cùng bạn và giúp bạn trong suốt cuộc hành trình.
3. Làm thế nào để tìm thấy niềm đam mê của bạn
Nếu bạn đã tìm thấy đam mê và biết chính xác loại hình kinh doanh bạn muốn bắt đầu, bạn có thể bỏ qua phần này và đi thẳng đến Phần 4. Nhưng nếu bạn không chắc chắn thì hãy đọc tiếp.
Rốt cuộc, đối với nhiều người trong chúng ta, việc tìm kiếm niềm đam mê của mình có thể là một phần khó khăn. Có lẽ bạn muốn bắt đầu một trải nghiệm mới, nhưng bạn lại không cảm thấy một niềm đam mê đặc biệt cho bất cứ điều gì. Một số người trong chúng ta lại phải mất rất nhiều thời gian để bỏ qua những ham muốn của mình và thật khó để có thể khám phá lại chúng. Và một số người khác trong chúng ta có thể cảm thấy rằng niềm đam mê thực sự của họ là “không thực tế” và đã từ bỏ nó.
Vì vậy, đây là một số bài tập để giúp bạn xác định những gì mà bạn cảm thấy nhiệt huyết. Điều này cũng có thể giúp bạn nếu bạn đang kinh doanh nhưng thiếu niềm đam mê-có thể bạn có thể tự điều chỉnh lại chính mình hoặc thậm chí chuyển hướng kinh doanh theo những gì bạn thực sự quan tâm.Advertisement
Những câu hỏi bạn có thể tự hỏi bản thân
Nếu bạn chỉ đơn giản hỏi bản thân rằng mình đam mê điều gì mà không đưa ra được câu trả lời rõ ràng, hãy thử một số trong những câu hỏi dưới đây, chúng sẽ để giúp bạn động não.
- Bạn thích làm gì khi còn bé?
- Bạn đã mơ ước mơ làm gì khi lớn lên?
- Những khía cạnh nào của công việc hiện tại hoặc cuộc sống của bạn mang lại cho bạn nhiều niềm vui nhất?
- Bạn sẽ làm gì nếu bạn thoát khỏi những trách nhiệm hiện tại?
- Bạn sẽ đưa ra lời khuyên gì cho chính bản thân lúc 18 tuổi? Bạn sẽ lựa chọn con đường nào để theo đuổi nếu bạn đang ở độ tuổi đó?
- Khi bạn 80 tuổi và nhìn lại cuộc đời bạn, bạn muốn nói gì về nó?
- Xin chúc mừng! Bạn đã trúng sổ xố, và bạn không bao giờ phải lo lắng về tiền một lần nào trong đời nữa. Bạn sẽ làm gì với cuộc sống của mình trong kịch bản này?
- Cái gì làm bạn tức giận?
- Bạn sẽ thay đổi những gì nếu bạn có đủ sức mạnh để làm bất cứ điều gì bạn muốn?
- Có điều gì khiến các doanh nghiệp khác muốn bạn trở thành khách hàng của họ không? Có điều gì bạn nghĩ bạn có thể làm tốt hơn hay vấn đề nào bạn giải quyết tốt?
- Một số hoạt động mà bạn không làm thường xuyên nhưng luôn luôn cảm thấy thích thú khi làm?
- Liệt kê năm thứ điên rồ bạn muốn thử làm một ngày nào đó
- Bạn nghĩ bạn đã làm gì với cuộc sống của bạn nếu bạn có một tuổi thơ hoàn hảo, sự khởi đầu hoàn hảo trong cuộc sống?
- Bạn tiếc nuối điều gì nhất?
- Bạn có xu hướng mơ mộng, mơ ước, hay tưởng tượng về điều gì?
- Bạn muốn thử gì nếu nó không có vẻ điên rồ?
- Bạn sẽ làm gì nếu bạn không bị bắt buộc phải làm một cách hoàn hảo?
- Bạn cảm thấy ghen tị với ai và tại sao?
Hãy lấy nhật ký hoặc sổ ghi chép và viết ra câu trả lời cho tất cả những câu hỏi này. Bạn có thể có nhiều câu trả lời khác nhau, nhưng hãy cố gắng tìm ra một số sự trùng khớp hoặc một số chủ đề chung có thể hướng bạn đi đúng hướng. Đó là để khám phá những gì bạn thích làm hoặc ước mơ thầm kín được thực hiện.
Nhiều đam mê hoặc không có đam mê nào?
Cần lưu ý rằng không phải ai cũng có niềm đam mê trong đời. Bạn có thể say mê nhiều thứ, và nếu đúng như vậy, bạn không nhất thiết phải giảm chúng xuống chỉ một. Trên thực tế, bạn hoàn toàn có thể kết hợp những niềm đam mê khác nhau trong công việc kinh doanh bạn làm.
Mặt khác, nếu bạn vẫn chưa tìm thấy niềm đam mê nào, có thể bạn đang quá giới hạn suy nghĩ của mình. Hãy nhớ rằng, bạn không nhất thiết phải cảm thấy niềm yêu thích không kiểm soát nổi ở đây; chỉ cần bạn cảm thấy nhiệt tình hoặc quan tâm mạnh mẽ hơn về điều gì đó là đủ.
4. Biến đam mê của bạn thành một công việc kinh doanh mang lại lợi nhuận
Như vậy, bạn đã hiểu niềm đam mê là gì và tại sao nó quan trọng, và bạn đã xác định niềm đam mê của bạn trong cuộc sống. Bây giờ làm thế nào bạn có thể biến nó thành công việc kinh doanh?
Chắt lọc ý tưởng của bạn
Hãy bắt đầu bằng cách tạo ra một ý tưởng kinh doanh. Xác định niềm đam mê của bạn không có nghĩa là bạn có ý tưởng kinh doanh.
Ví dụ như có thể bạn có một niềm đam mê với hàng dệt may đầy màu sắc. Thật tuyệt vời, nhưng đó không phải là một công việc kinh doanh. Nhưng việc thiết lập một trang web để cho phép khách hàng trên toàn thế giới mua những tấm thảm bằng tay trực tiếp từ các nghệ nhân ở Bắc Phi sẽ là một ý tưởng kinh doanh vững chắc.
Những gì bạn đang tìm kiếm ở đây là một cái gì đó cụ thể, có thể là một vấn đề bạn có thể giải quyết, hoặc cái gì bạn có thể làm tốt hơn so với các công ty hiện đang có trên thị trường. Để biết thêm về cách chắt lọc ý tưởng của bạn, hãy xem các hướng dẫn sau:
Xây dựng chi tiết
Sau khi bạn đã gạn lọc ý tưởng, bạn cần phải thực hiện thêm nhiều nghiên cứu để chắc chắn rằng nó khả thi. Đặt những câu hỏi như:
- Ai là khách hàng mục tiêu cho doanh nghiệp của bạn?
- Các khách hàng hiện đang được phục vụ như thế nào?
- Làm thế nào bạn có thể phục vụ họ tốt hơn?
- Bạn cần phải đầu tư bao nhiêu tiền để khởi nghiệp, và bạn sẽ kiếm được nó ở đâu?
- Bạn sẽ cung cấp những sản phẩm hoặc dịch vụ nào?
- Chiến lược tiếp cận khách hàng và bán hàng cho họ như thế nào?
Đây là một lĩnh vực rộng lớn, và bạn có thể tìm thấy nhiều sự trợ giúp cũng như lời khuyên để hướng dẫn về lập kế hoạch và tạo ra một mô hình kinh doanh:
Tham khảo một số bài viết liên quan:
Cắt giảm chi phí kinh doanh: Các thủ thuật đơn giản để giảm chi tiêu
Mẹo hàng đầu về hiệu quả kho hàng