Những thông tin cần ghi trên danh thiếp

Một tấm danh thiếp tốt không chỉ là một công cụ để gửi thông tin của bạn đến các khách hàng tiềm năng mà còn là cơ hội để kết nối với một khách hàng tiềm năng mới ở cấp độ cá nhân. Vì lý do đó, những tấm danh thiếp sẽ không bao giờ bị thay thế bởi bất cứ các công cụ xây dựng mạng lưới kỹ thuất số nào có thể tùy ý sử dụng, bởi vì những công cụ kỹ thuật số thiếu nhân tố con người trong phương trình đó.

Một tấm danh thiếp tốt là phần mở rộng thương hiệu của bạn mà nó truyền tải thông tin chính xác về bạn là ai và bạn làm gì theo một cách đáng nhớ, mạnh mẽ và có ý nghĩa.

Vậy thì những thông tin nào cần có trên một tấm danh thiếp?

Dưới đây là bảy lời khuyên về danh thiếp mà bạn có thể sử dụng để biến đổi những tấm danh thiếp của bạn từ một mảnh giấy phế liệu mà người ném vào thùng rác ngay sau khi họ nhận được, thành một tác nhân kết nối mạnh mẽ, thu hút các khách hàng tiềm năng đến doanh nghiệp của bạn như kim hít vào nam châm.

1. Logo và Tagline

Trước khi bạn nghĩ về những thông tin nào sẽ có trên những tấm danh thiếp của bạn, bạn cần đảm bảo rằng bạn đã đính kèm logo và tagline vào đó. Như một phần mở rộng của thương hiệu của bạn, danh thiếp của bạn cần để chuyển tải nhận diện doanh nghiệp của bạn (thông qua các hình dạng, màu sắc, và những từ đặc trưng) đến các khách hàng tiềm năng.

Bất cứ ai đang cầm danh thiếp của bạn cũng có thể nhận ra thương hiệu của bạn và cũng nhận ra ngay được thương hiệu của bạn ở bất cứ đâu họ thấy chúng trong tương lai, có thể là trên trang web của bạn, trong hồ sơ của bạn, trong thư tin, hay thậm trí là cửa hàng hay studio bất động sản của bạn.

2. Tên và tiêu đề chức danh công việc

Có vẻ hiển nhiên, phải không? Nhưng bạn sẽ ngạc nhiên khi bao nhiêu người nhận hiểu sai điều này Đầu tiên là tên. Nếu tên của bạn là David nhưng thích được gọi là Dave hoặc thậm chí là Steve (đối với một số lý do nào đó), đặt phía sau trên danh thiếp, không phải phía trước. Một tấm danh thiếp không có nghĩa là phải cung cấp thông tin phả hệ của bạn, tuy nhiên giới thiệu bạn với những người mà họ có thể sẽ thích thú để nói chuyện với bạn. Giới thiệu bản thân bạn như bạn muốn được gọi là tránh những việc giới thiệu lại bất tiện sau này.

Thế còn về chức danh công việc? Nếu là một người làm nghề tự do, một doanh nhân hay người kinh doanh độc lập, bạn có thể phải mang rất nhiều chức danh trong doanh nghiệp của bạn. Chức danh nào bạn sẽ ghi trên những tấm danh thiếp của mình? Sử dụng chức danh mô tả chức năng chính của bạn trong doanh nghiệp đó – nơi mà chức năng có nghĩa là công việc mà các khách hàng tiềm năng có thể sẽ thuê bạn để làm việc.

Tôi không thể nói cho bạn biết được tôi đã nhận bao nhiêu tấm danh thiếp tại các cuộc họp và sự kiện xây dựng mạng lưới, mà không nêu lên được người đã đưa cho tôi tấm danh tiếp đó thật sự làm công việc gì. Thay vào đó, bên cạnh tên, họ ghi là CEO, Nhà sáng lập hay Chủ tịch. Có thể bạn nghĩ rằng điều đó thật thích, tuy nhiên nó đơn giản là vô ích. Khi trở về nhà, tôi không chắc công việc của người đó là gì và tại sao tôi lại phải gọi cho họ. Ví dụ: Nhìn vào một tấm danh thiếp của John, Nhà sáng lập Video Master, không cho tôi biết nhiều thông tin. “John là một người quay phim? Một biên tập viên video? Một người viết kịch bản? Ồ, tôi đã quên mất rồi.” Bỏ vào thùng rác thôi!

Nếu bạn muốn giữ thông tin vị trí của bạn trên danh thiếp của bạn, hãy làm như vậy sau tiêu đề chức năng của bạn. Ví dụ:

Video Masters
John Smith, Videographer & Co-Founder.

3. Thông tin liên lạc

Thông tin liên lạc là thông tin quan trọng của một tấm danh thiếp. Nếu bạn muốn mọi người để liên lạc với bạn, bạn phải nói cho họ biết cách làm thế nào. Nhưng tất cả các thông tin liên hệ của bạn bạn nên bao gồm những gì? Từ khóa phải nhớ ở đây là “trực tiếp”.

Business Card Information - Flat Design
Thiết kế mẫu danh thiếp phong cách phẳng (đang có trên GraphicRiver).

Do bản chất của việc trao tay (tốt nhất là trong khi tiếp xúc mắt với nhau), những tấm danh thiếp tạo ra một sự kết nối cá nhân giữa bạn và các khách hàng tiềm năng. Bạn không muốn phá vỡ sự kết nối đó bằng cách cung cấp cho các khách hàng tiềm năng với một email chung info@DomainName.com hoặc một đường dây điện thoại nói chung mà họ phải đi qua một trình đơn kỹ thuật số và ba tổng đài trước khi có thể nói chuyện với bạn.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, bạn cũng không muốn cung cấp những thông tin quá riêng tư như cung cấp số nhà nơi mà đứa trẻ 5 năm tuổi có thể trả lời điện thoại, hoặc địa chỉ email cá nhân của bạn tên@gmail.com. Đó là chỉ đơn giản là không chuyên nghiệp.

Luôn luôn cung cấp các thông tin liên lạc trực tiếp của bạn như là một người đi làm, chứ không phải là một doanh nghiệp, trong khi vẫn giữ thông tin cá nhân riêng tư.

Bạn có nên bao gồm một địa chỉ nhà? Chỉ khi bạn có một cửa hàng hoặc studio bất động sản, mà nơi đó của bạn chủ yếu để hoạt động kinh doanh. Ví dụ: Nếu bạn là một nhà nhiếp ảnh, là người hay đi chụp những người xung quanh khu vực của bạn, thì ít nhất bạn nên bao gồm bang, quốc gia trên tấm danh thiếp. Tuy nhiên, nếu bạn là một copywriter, người có thể làm việc ở bất cứ đâu có internet, thì bạn không cần phải cung cấp cho bất kỳ ai địa chỉ doanh nghiệp đã đăng ký của bạn. Đó là chỉ đơn giản là không thích hợp.

4. Trang web của bạn, nhưng không phải trang chủ

Mục đích của việc đưa địa chỉ web của bạn lên danh thiếp của bạn là gì? Không chỉ đơn giản là để cho mọi người biết rằng bạn có một trang web. Ngày nay, hầu như mọi người đều có. Hy vọng rằng, các khách hàng tiềm năng quan tâm sẽ rất ấn tượng bởi tấm danh thiếp của bạn ngay khi họ về nhà, họ sẽ gõ trang web của bạn vào trình duyệt để tìm hiểu thêm về bạn. Vậy thì, tai sao lại không cung cấp cho họ một trang web với mục đích đó?

Tạo một trang với một thông điệp chào đón hoặc ghi lại một đoạn video giới thiệu ngắn gọn, thú vị, nơi mọi người có thể biết bạn rõ hơn và hiểu bạn có thể giúp họ như thế nào. Đưa vào một ưu đãi đặc biệt trên đó cho họ, hoặc có một món quà nho nhỏ mà họ có thể tải về như là một lời cảm ơn họ đã kết nối với bạn. Tóm lại, gửi đến các khách hàng tiềm năng một trang mà nó làm tăng thêm sự kết nối mà bạn đã trực tiếp tạo ra với họ trong khi trao danh thiếp của bạn.

Lời khuyên: làm cho URL trên trang web của bạn thật ngắn và dễ dàng để đánh máy. Không ai muốn về nhà và gõ vào địa chỉ web dài đến tận 3 dòng. Hãy giữ nó đơn giản và kích thích sự tò mò và bạn sẽ có một cơ hội cao hơn để thu hút mọi người ghé thăm. Về cá nhân, tôi thật sự thấy tò mò để ghé thăm một liên kết là “tendomain.com/magic” hơn là một liên kết bình thường như “tendomain.com/landing-page.”
Advertisement

5. Những hồ sơ mạng xã hội

Đưa vào các hồ sơ mạng xã hội trên danh thiếp của bạn. Nhưng không phải tất cả đâu nhé. Các kênh mạng xã hội đã trở thành những phần bắt buộc của cả hai doanh nghiệp truyền thống và ảo. Nếu bạn không sử dụng mạng xã hội, thì bạn hoàn toàn không tồn tại trong mắt của những khách hàng của bạn. Theo đúng nghĩa đen.

Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa rằng bạn sẽ liệt kê 5, 6, 8 hay tất cả số lượng tài khoản mạng xã hội mà bạn có lên trên danh thiếp. Đầu tiên, vì tuân theo quy tắc thiết kế trong Lời khuyên 6 Thứ hai, bạn sẽ muốn cung cấp cho những khách hàng tiềm năng cơ hội để kết nối với bạn, nên đừng làm ngập tràn chúng. Hãy có chiến lược về các danh sách mạng xã hội của bạn và chỉ liệt kê một hoặc 2 kênh (những kênh hàng đầu nhé!), nơi mà những khách hàng tiềm năng có thể có ấn tượng tốt về công việc của bạn.

Business Card Social Info
Danh thiếp cá nhân, sáng tạo với các đặc điểm xã hội tốt. Mẫu có sẵn trên GraphicRiver.

Ví dụ, nếu bạn là một người chụp hình hay một người quay phim với một tài khoản Instagram đang hoạt động, hãy liệt kê nó ra. Nếu bạn là một người thiết kế đồ họa với rất nhiều ảnh hưởng trên Behance, hãy để họ ghé thăm bạn. Nếu bạn là một tác giả hoặc blogger hoặc thường có một sự hiện diện mạnh mẽ về nội dung và được theo dõi trên các kênh như sự trung gian, hãy quảng cáo nó. Liệt kê các tài khoản mạnh nhất của bạn, chứ không phải bất cứ tài khoản xã hội nào của bạn.

6. Khoảng trắng

Vâng, khoảng trắng rất quan trọng đến nỗi nó cũng có được một lời khuyên cho riêng nó trong danh sách này. Đã bao nhiêu lần bạn cầm trong tay một tấm danh thiếp mà nó chứa đầy các thông tin, khiến bạn cảm thấy chóng mặt khi nhìn vào? Hãy nhớ rằng, mẫu chốt của các tấm danh thiếp đó là không làm hoa mắt các khách hàng tiềm năng, mà mời họ kết nối với bạn. Và sự lộn xộn sẽ không mời được bất cứ ai.

Dĩ nhiên, khoảng trắng không nhất thiết phải có màu “trắng” Nó chỉ có nghĩa là phải có các khoảng rỗng trên danh thiếp của bạn cho các thông tin trên đó (và các khách hàng tiềm năng của bạn sẽ nhìn vào đó) để thấy thoải mái. Hãy tham khảo những thiết kế danh thiếp có phong cách tối giản tuyệt vời này mà nó chứa toàn bộ các thông tin cần thiết mà không có sự lộn xộn không cần thiết.

7. Sự sáng tạo

Lời khuyên cuối cùng này là quan trọng nhất của các thiết kế danh thiếp. Tất cả những lời khuyên ở trên thuộc loại lời khuyên thiết thực để cho các kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn làm theo những điều này từng li từng tí, nhưng trình bày chúng trong một bản trình bày theo cách tầm thường và nhàm chán (mà chúng tôi đã hấy cả ngàn lần trước đó), sẽ không ai liên lạc với bạn ngay đâu. Không quan trọng số lượng danh thiếp mà bạn đã trao đi.

Bạn cần sáng tạo với sự giới thiệu của mình theo cách mà nó khẳng định được bản thân bạn!

Hãy cho mọi người thấy công việc của bạn qua thiết kế danh thiếp của bạn hơn là phải nói với họ qua chức danh công việc của bạn. Ví dụ: Nếu bạn đang hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc, bạn có thể sử dụng một tấm danh thiếp có thiết kế như một đĩa nhạc số hay một mẫu dương cầm cổ điển tùy thuộc vào bạn làm nhạc như thế nào.

Nếu bạn là một người chụp hình, bạn có thể chọn một thiết kế danh thiếp camera hiện đại, hoặc sử dụng một thứ gì đó có thiết kế cổ điển hơn (nhưng vẫn sáng tạo), nếu điều đó trình bày được thương hiệu của bạn tốt hơn, ví dụ như danh thiếp dành cho các nhà nhiếp ảnh này.

Photographer Creative Business Card
Danh thiếp sáng tạo dành cho các nhà nhiếp ảnh (mẫu đang có trên Graphic River).

Hãy làm cho họ cười, gây cho họ sự tò mò cho họ, và khiến họ điền vào những khoảng trống đó. Hãy sáng tạo. Vào nếu bạn không thể tự nghĩ ra bất kỳ ý tưởng hay nào cho những tấm danh thiếp của bạn, đừng lo lắng. Bạn luôn có thể nhờ một người thiết kế danh thiếp để giúp bạn tạo ra những thứ gì đó độc đáo và tùy chỉnh. Tìm một người mà có các thiết kế trước đây mà bạn thích và liên hệ với họ để giúp bạn thiết kế một mẫu mới cho doanh nghiệp và lĩnh vực của bạn.

Bất cứ điều gì bạn quyết định làm, và vì lợi ích của tất cả mọi thứ tốt cho doanh nghiệp, đừng nhạt nhẽo! Hãy đưa ra một lý do để mọi người liên hệ với bạn – thậm chí là chỉ để nói rằng “Tôi rất thích những tấm danh thiếp của bạn, tôi phải gọi để nói với bạn điều đó!”. Bạn luôn luôn có thể làm sâu sắc thêm các kết nối từ đó.

Bây giờ bạn có tất cả thông tin cần thiết để bao đính kèm những tấm danh thiếp của bạn, bạn tạo ra những tấm danh thiếp như thế nào? Bạn đã từng thấy những mẫu thiết kế danh thiếp gây tò mò và thú vị mà bạn thực sự thích chưa? Hãy chia sẻ với chúng tôi trong phần bình luận nhé!

Nguôn bài viết: https://business.tutsplus.com/

Tham khảo một số bài viết liên quan:

3 cách để tối đa hóa hình ảnh doanh nghiệp của bạn

Làm thế nào để trở thành một bậc thầy tiếp thị

5 cách đơn giản để kiếm tiền thông qua viết blog

Thúc đẩy doanh số bán hàng cho doanh nghiệp B2B